M

Cuộc gặp lần VIII của Nhóm làm việc giữa Toà Thánh và Việt Nam

Lúc 12h ngày 20/8, giám đốc phòng báo chí Toà Thánh, ông Matteo Bruni, đã ra thông cáo về cuộc gặp lần thứ VIII của Nhóm làm việc giữa Toà Thánh và Việt Nam.
ĐTC gặp phó thủ tướng Trương Hoà Bình tại Vatican 2018
Thông cáo viết: “Theo thỏa thuận trước đây, Cuộc gặp lần thứ VIII của Nhóm làm việc giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ diễn ra tại Vatican vào ngày 21 và 22 tháng 8. Mục đích của cuộc gặp này là phát triển và đào sâu quan hệ song phương; đặc biệt là sẽ bàn thảo về một số khía cạnh của đời sống Giáo hội tại Việt Nam, cũng như các vấn đề liên quan đến vị trí và nhiệm vụ của Đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam và chuyến thăm của Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ khanh Toà Thánh, dự kiến trong tương lai gần.”
Đứng đầu phái đoàn Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Ông Tô Anh Dũng, và của Tòa Thánh là Đức ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh.
 Văn Yên, SJ – Vatican

Hành hương thường niên La Vang 2019 sắp được diễn ra

(CGOL)Theo truyền thống đã có từ lâu, ngoài các kỳ Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc ba năm một lần, Tổng Giáo Phận Huế sẽ tiếp tục tổ chức kỳ hành hương thường niên vào dịp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tới đây.
Tượng đài Đức Mẹ La Vang
Buổi hành hương thường niên La Vang 2019 sẽ được diễn ra trong hai ngày từ 14 và 15/8, tại Linh địa La Vang, thuộc huyện Hải Lăng (Quảng Trị) với chủ đề “MẸ LA VANG AN ỦI KẺ ÂU LO”.Đây là dịp để cộng đoàn dân Chúa đến từ các giáo phận trong cả nước và khách hành hương trở về bên Mẹ Maria cùng tham dự thánh lễ vọng kính Đức Mẹ Hồn xác lên trời, rước kiệu, diễn nguyện và các sinh hoạt cầu nguyện,…được diễn ra trong hai ngày hành hương.
Vương Cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang
Theo ghi nhận của chúng tôi, trong những ngày trước khi diễn ra Đại Hội, công tác chuẩn bị tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang đang được chuẩn bị gấp rút, từ cổng chính đi vào đến quảng trường Mân Côi nhằm giúp cho Đại hội được diễn ra thành công tốt đẹp.
Cổng chính đi vào quảng trường Mân Côi 
Được biết, Thánh địa La Vang– hay còn gọi là Tiểu Vương Cung Thánh đường La Vang, là nơi Đức Mẹ hiển linh cứu độ con cái của Mẹ vào năm 1798 và là trung tâm hành hương lớn nhất của người Công Giáo Việt Nam. Nhà thờ được Giáo hoàng Gioan XXIII tôn phong là vương cung thánh đường qua Sắc chỉ Magnonos ngày 22 tháng 8 năm 1961.
Nhiều năm qua, Thánh địa La Vang thuộc Tổng Giáo phận Huế, khôngchỉ nổi tiếng ở mảnh đất miền Trung mà còn cả trên khắp cả nước và trên thế giới, bởi ẩn trong mình nhiều câu chuyện ly kỳ. Đây cũng là một điểm thu hút du khách không chỉ với người Công Giáo mà còn có cả du khách ngoài Công giáo và quốc tế khi đến với Quảng Trị./.
Trần Hà

Cây thông Noel khổng lồ từ 5000 nồi đất nung


Người dân Đô Lương (Nghệ An) dựng cây thông cao 25m bằng khung thép và hàng nghìn nồi đất để đón Giáng sinh.
Hơn nửa tháng nay, hàng chục người dân tại giáo xứ Lưu Mỹ, xã Trù Sơn (Đô Lương, Nghệ An) dựng cây thông Noel bằng khung sắt, bao quanh là những nồi đất. Ý tưởng do linh mục quản xứ muốn nhiều người biết tới làng nghề làm nồi đất lâu đời của bà con giáo xứ nơi đây.
Ông Nguyễn Văn Ái, Chủ tịch hội đồng giáo xứ Lưu Mỹ, cho biết khi hoàn thành cây thông sẽ cao hơn 25m, đường kinh ở chân 8 m, tốn 5.000 nồi đất. Riêng tiền sắt làm khung cây thông tốn 60 triệu đồng.
Để đảm bảo an toàn cho công trình, người dân sẽ dùng dây thép chằng. Các nồi đất khi được ngoắc lên khung sắt cũng được neo bằng dây thép.
“Ước tính kinh phí hơn 100 triệu đồng, chưa tính những khoản người dân công đức như nồi đất, đóng góp ngày công. Nguồn kinh phí chủ yếu là tiền công đức của linh mục và bà con giáo xứ tự nguyện”, ông Ái nói và cho biết dự kiến một tuần nữa công trình sẽ hoàn thành.
Giáo xứ Lưu Mỹ có hơn 2.000 nhân khẩu. Đây là lần đầu tiên bà con chung sức làm cây thông có kích thước lớn nhằm đón Giáng sinh và quảng bá nghề làm nồi đất.
Một năm trước, người dân thành phố Vinh dựng mô hình tháp Eiffel cao 34 m bằng tre để đón Noel…
Thông tin thêm về Nhà Thờ Giáo Xứ Lưu Mỹ
Nguồn: nhathoconggiao.com

Phái đoàn Tổng Giáo phận Hà Nội tới chào Đức Tân Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên

Sáng nay, ngày 19/11/2018, phái đoàn của Tổng Giáo phận (TGP) Hà Nội đã tới chào Đức Tân Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên tại Tòa Giám mục Giáo phận Hải Phòng.
Phái đoàn Tổng Giáo phận Hà Nội tới chào Đức Tân Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên
Phái đoàn Tổng Giáo phận Hà Nội tới chào Đức Tân Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên
Phái đoàn của TGP Hà Nội bao gồm quý Cha trong Ban tư vấn và quý Cha quản hạt của 6 Giáo hạt. Phái đoàn đã tới Tòa Giám mục Giáo phận Hải Phòng lúc 10h00 sáng. Đón tiếp phái đoàn tại quảng trường Tòa Giám mục có Cha đại diện Giuse Nguyễn Văn Thông cùng một số Cha thuộc Giáo phận Hải Phòng.
Tại phòng khách trang trọng của Tòa Giám mục, Đức Tân Tổng Giám mục Giuse đã niềm nở chào đón phái đoàn.
Cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh đại diện cho phái đoàn ngỏ lời kính chào Đức Tân Tổng Giám mục Giuse. Cha Giuse Maria đã bày tỏ niềm vui của TGP Hà Nội khi được tin Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tân Tổng Giám mục ngay khi ngài chấp nhận đơn từ nhiệm của Đức Hồng Y Phê-rô đáng kính, đồng thời Cha bày tỏ niềm cảm mến Đức Tân Tổng Giám mục Giuse, vị chủ chăn mới của TGP Hà Nội.
Ngỏ lời với phái đoàn, Đức Tân Tổng Giám mục Giuse đã cho biết cảm xúc lo lắng của mình khi được Tòa Thánh bổ nhiệm vào sứ vụ mới. Với ngài, TGP Hà Nội nằm tại Thủ đô với nhiều công việc hệ trọng nên vai trò chủ chăn sẽ gặp nhiều thách đố. Kết lại những tâm tình chia sẻ, Đức Tân Tổng Giám mục Giuse đã xin quý Cha thuộc TGP Hà Nội cũng như Giáo phận Hải Phòng cầu nguyện nhiều cho ngài trong sứ vụ mới.
Đức Tân Tổng Giám mục Giuse đã ấn định cụ thể với phái đoàn đại diện ngày giờ ngài chính thức nhận sứ vụ tại TGP Hà Nội theo luật định là vào lúc 10h00 sáng thứ Ba ngày 18/12/2018 tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội trong Thánh lễ trọng thể.
Phái đoàn đã dùng bữa cơm thân mật tại đây cùng Đức Tân Tổng Giám mục Giuse và quý Cha giáo phận Hải Phòng trước khi lên đường trở về. 
14839 phai doan di hai phong 2
14839 phai doan di hai phong 114839 phai doan di hai phong 1

Nguồn tin: TGP Hà Nội

GP.XUÂN LỘC: Bế mạc Năm thánh Tử Đạo

"Chỉ có tình yêu mới xây đắp, chỉ có tình yêu mới hàn gắn, chỉ có tình yêu mới canh tân cuộc sống của con người nhưng phải là tình yêu phát nguồn từ trái tim của Chúa Giêsu bị đâm thâu trên Cây Thánh Giá" ! Đó chính là tâm tình sâu lắng nhất mà Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo - Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc nhắn gửi, chia sẻ đến cộng đoàn trong Thánh Lễ bế mạc Năm Thánh mừng kính các Thánh Tử Đạo tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi.
 XuanLoc_TuDao_01.jpg

Thật vậy, chiều hôm nay, 16 g 00 ngày Thứ Năm 22 tháng 11 năm 2018, cả Giáo Phận Xuân Lộc đã về bên Mẹ Núi Cúi để cùng nhau hiệp thông trong Thánh Lễ bế mạc năm Thánh kỷ niệm 30 năm tôn phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Tuyệt vời hơn cả tuyệt vời trong ngày hôm nay đó chính là hình ảnh thân thương của Đức Cha Giáo Phận bắt tay, thăm hỏi những con người khuyết tật.

Bài chia sẻ của Đức Cha Giuse thật sâu lắng :

Trọng kính Đức Cha Cố, Đức Cha Phụ Tá, Đức Ông, Cha Giám Đốc, Quý Cha Quản Hạt, Cha, Quý tu sĩ nam nữ, quý chủng sinh, ông bà anh chị emcon cái

Hôm nay chúng ta tụ họp về đây nơi Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi. Từ Trời Cao, Đức Mẹ cúi nhìn con cái của Mẹ.

Và chắc chắn trong lòng chúng ta trào lên nhiều lời ca tụng Mẹ từ cá nhân, nhóm người, cộng đoàn. Nhìn vào cảnh cây cối bát ngát ở đây tôi nhớ đến một sự kiện ở Lộ Đức. Khi Đức Mẹ hiện ra với Bernadet lần đầu tiên ở Lộ Đức và Bernadet sợ là ma quỷ cho nên em và lấy chuỗi Mân Côi trong túi ra và bắt đầu lần hạt.

Sau đó, biết là Đức Mẹ thì Người ta hỏi em khi em lần chuỗi Mân Côi thì thái độ Mẹ như thế nào thì em nói khi con đọc : "Kính Mừng Maria" Thì Đức Mẹ nhìn con mỉm cười tỏ vẻ Mẹ hài lòng. Khi chúng con đọc "Lạy Cha chúng con ở trên Trời" thì Mẹ ngước mắt nhìn lên Trời cùng đọc chung với con.

Cảnh tượng đó hôm nay tái diễn tại đây. Con cái của Đức Mẹ tại Xuâ Lộc này, dâng lên lời tôn kính và ngợi khen thì Đức Mẹ mỉm cười hài lòng nhìn con cái của Đức Mẹ tại đây và khi chúng ta tôn vinh Thiên Chúa thì Đức Mẹ sẽ hiệp cùng chúng ta để tôn thờ Chúa là Chúa chúng ta cũng là Chúa của Mẹ.

Nhiều anh chị em đến đây trong tâm hồn một cách thầm lặng kín đáo có nhiều điều muốn xin Đức Mẹ. Chắc nhiều nhu cầu, nhiều khó khăn, đau khổ trong tâm hồn, trong đời sống cá nhân, trong những mối tương quan, công ăn việc làm. Chắc chắn anh chị em đã ngước nhìn Đức Mẹ, Đấng cúi nhìn anh chị em.

Nhiều anh chị em đến đây, chắc chắn có nhiều điều muốn xin Đức Mẹ. Có nhiều đau khổ, khó khăn, trong công ăn việc làm, trong các mối tương quan. Chắc

Tôi đoan chắc với anh chị em là Đức Mẹ lắng nghe lời anh chị em. Tôi đoan chắc

Chỉ là Tôi không biết Đức Mẹ sẽ trả lời với anh chị em làm sao nhưng điều điều Đức Mẹ chắc chắn điều Mẹ trả lời là cách tốt nhất cho anh chị em.

Có thể không theo cách suy tưởng của chúng ta nhưng dưới ánh sáng và khôn ngoan của Thiên Chúa thì Đức Mẹ biết cái gì tốt nhất cho người con của mình trong lúc này, trong viễn tượng hành trình đi về nhà Cha và hưởng hạnh phúc muôn đời hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa thì Đức Mẹ đã nhận lời và đã ban ơn cho anh chị em.

Vì vậy, hôm nay anh chị em ra về để lại Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi. Xin anh chị em hãy về với lòng an bình, vui tươi vì biết chắc chắn mình nằm trong lòng bàn tay hiền mẫu yêu thương của Mẹ Maria chí Thánh.

Hôm nay chúng ta tụ họp về đây dâng lễ để dâng Thánh Lễ kính mừng các Thánh Tử Đạo, bế mạc Năm các Thánh Tử Đạo đồng thời cũng cầu nguyện cho chương trình mục vụ 2018 - 2019 - chương trình của Giáo Phận chúng ta. Chúng ta dâng lên Chúa lời bầu cử của các Thánh Tử Đạo - cha ông tổ tiên của chúng ta xin Chúa chúc lành cho các dự tính thiêng liêng nhân đức, đạo đức mà chúng ta đang bắt đầu thực hiện.

Có một điều làm cho chúng ta cần phải suy nghĩ đó là hôm nay chúng ta dâng Thánh Lễ kính nhớ các Thánh Tử Đạo cha ông của chúng ta là chúng ta nhớ đến cái chết hãi hùng, tủi nhục, bất công của cha ông chúng ta nhưng chúng ta nhưng trong lòng của tất cả chúng ta có mặt ở đây không hề dấy lên một sợi thù hằn, tức tối, bực bội đối với những người làm khổ cha ông tổ tiên của chúng ta, và cả với dòng họ, con cháu của họ, chúng ta không có một chút gợi bạo động, tức tối với họ.

Và ngược lại, chúng ta chỉ cảm thấy hết sức vui mừng, hãnh diện, hạnh phúc. Tại sao như thế ? Thưa bởi vì cái chết của các Thánh Tử Đạo đã lập lại cái chết của Chúa Giêsu - Đấng Cứu Thế nhân loại ở trên cây Thánh Giá.

Chính trong khi đau khổ, các Ngài đã noi gương Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế. Thi thố tình thương yêu bắt nguồn từ trái tim của Chúa Giêsu bị đâm thâu. Cho nên tình yêu mạnh hơn sự chết, tình yêu hóa giải các mối thù hận, tình yêu đem lại hạnh phúc vui mừng không những cho các ngài mà còn cho con cháu các Ngài qua nhiều thế hệ mà còn cho đến tận thế. Mỗi lần chúng ta dâng Lễ kính các Thánh Tử Đạo, nhớ đến cái chết hãi hùng của các Ngài, chúng ta vui mừng một lần nữa, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa đã thực hiện sự kỳ diệu này,kỳ diệu của . Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa chảy tràn vào các Thánh Tử Đạo - cha ông của chúng ta và tiếp tục chảy tràn lan chúng ta và cho mọi người bất cứ ai mở lòng đón nhận.

Thế thì khi chúng ta tôn vinh, vui mừng tôn vinh gương sáng các Thánh Tử Đạo thì chúng ta cũng được mời gọi noi gương sống theo mẫu gương của các Ngài bắt chước Chúa Giêsu chết treo trên Thập Giá. Khi bị đau đớn như vậy, Chúa vẫn còn cầu nguyện cho những người làm khổ Ngài : Lạy Cha xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.

Tình yêu thắng lướt tất cả. Tình yêu là sức mạnh vô song, và đó là sức mạnh tình yêu nguyên thủy bắt nguồn từ lòng Thiên Chúa. Chúng ta hôm nay được mời gọi hãy đưa tình yêu đó vào môi trường sống của chúng ta.

Có lẽ chúng ta sẽ chịu đau khổ không nhục nhằn, đau khổ như cha ông chúng ta nhưng chúng ta được mời gọi đưa tình yêu của Chúa thấm nhuần vào tình cảnh hết sức đơn thường của đời thường của chúng ta.

Trong bài sách Tin Mừng theo Thánh Luca, Chúa mời gọi chúng ta : Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá hàng ngày mà theo Ta.

Vác thập giá tức là các đau khổ. Vậy chưa phải môn đệ của Chúa và khi chưa vác thập giá vác thập giá vì Chúa, cho nên chịu đau khổ với sức mạnh tình yêu của Chúa là lời mời gọi của các Thánh Tử Đạo truyền lại cho chúng ta.

Tôi muốn đọc một kinh nghiệm, một cảm nghiệm cuộc sống. gợi lại, nơi chúng ta cần đưa tình yêu của Chúa vào tình yêu đầu tiên. Câu chuyện của người mẹ góa con côi.

Cái nghèo, cái đói dường như không buông tha họ. Khi cắp sách đến trường thì người cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Người mẹ góa bụa ở vậy lo cho con. Chị cặm cụi làm ăn để lo cho con Khi hết cấp 2 thì con lên cấp 3. Gánh nặng lại oằn trên vai người Mẹ. Thế nhưng không may, cũng chính lúc đó chị bị bại liệt và cậu bé hiểu chuyện, thương mẹ vất vả xin nghỉ học nhưng mẹ nói : "Có thế nào con không được bỏ học, chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác con không phải bận tâm".

Nghe lời Mẹ, cậu vào khăn gói vào trường nhập học với lòng nặng trĩu. Ít lâu sau, người ta thấy một người mẹ trẻ lặng lẽ vác bao gạo chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Đặt bao gạo xuống đất, thở hổn hển và bẽn lẽn đưa vào

Thầy Hùng Phòng Giáo Vụ nhìn chị nói :

Đặt túi gạo lên cân, chị đặt túi gạo lên cân, cho tôi kiểm tra. Liếc nhìn qua túi gạo, hàng lông mày của Thầy khẽ cau lại, lòng thầy lạnh tanh :

- Thật chẳng biết nói chị thế nào ! Gạo chị lẫn đủ thứ có cả cám, gạo mốc xanh, gạo lứt, có cả cám, cả ngô nữa ... Thử hỏi Gạo thế này làm sao nấu cho các em ăn được !

Thầy vừa nói vừa lắc đầu, mặt người mẹ đỏ ửng lên và nói với Thầy :

- Thưa Thầy ! Em có 50 ngàn đồng. Thầy bổ sung vào thêm cho cháu để phụ thêm tiền sinh hoạt, được không thưa Thầy ?

Đầu tháng sau, chị đến nộp gạo cho con, Thầy có vẻ lạnh lùng ác cảm :

- Chị nộp gạo như thế này ! Toàn là gạo linh tinh hết !

Chị thưa :    

- Xin Thầy thông cảm ! Ruộng nhà em trồng được chỉ có thế !

Người phụ nữ bối rối, Thầy nói : Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng trăm thứ lúa vậy sao ?

Người mẹ im bặt, mặt chị nhợt nhạt. Chị lý nhí cảm ơn Thầy rồi Chị lặng lẽ cảm ơn Thầy và bước cao bước thấp đi về.

Rồi tháng sau, lần này nét mặt giận dữ in hẳn trên mặt Thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc phụ nữ ấy nhớ :

- Tôi đã nói với chị thế nào ! lần này tôi không nhận. Chị mang về đi

Người Mẹ thả phịch bao gạo xuống đất, dường như bao nhiêu nỗi đau dồn nén bao ngày và chị khóc. Ống quần của chị, chị kéo lên lộ lên thấy đôi chân dị dạng, một bên chân quắc lại :

 - Thưa Thầy ! Gạo này là do em đi ăn xin. Gom góm bao ngày đi ăn xin. Chẳng giấu gì Thầy, chân cẳng em thế này làm sao làm ruộng được. Nhà chỉ có 2 mẹ con. Cha cháu mất sớm. Thầy thương tình nhận giúp cho. Không nộp gạo con em thấy học.

Lần này, người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đỡ chị đứng lên nhỏ nhẹ, :

- Chị đứng lên đi người mẹ trẻ ! Tôi có lời không phải với chị. Tôi sẽ thông báo nhà trường về hoàn cảnh của em này để trường hỗ trợ.

Người Mẹ đột nhiên trở nên cuống cuồng, hoảng hốt, chị dường như chắp tay lạy Thầy, giọng chị van lơn :

- Xin Thầy ! Em có thể lo cho cháu ! Em khổ mấy cũng được ! Chỉ xin đừng cho cháu hay chuyện này.

Cuối năm học đó, con trai của chị đã thi đậu và đứng hạng nhất.

Thưa quý ông bà anh chị em !

Bao nhiêu gia đình đau bao nhiêu người đau khổ. Có nhiều người đau khổ đã biết đưa tình yêu thương của mình vào trong hoàn cảnh đau khổ đó. Họ xứng đáng là con cái, cháu chắt của các Thánh Tử Đạo, cha ông tổ tiên của chúng ta.

Chúng ta tất cả, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau. Dù giàu dù nghèo, để bắt chước các Thánh Tử Đạo - cha ông tổ tiên của chúng ta, chúng ta cũng phải tập đưa tình yêu của Thiên Chúa vào môi trường sống của chúng ta.

Và chúng ta chắc chắn sẽ là niềm hãnh diện cho con cái cháu chắc chúng ta sau này và nhất là Chúa - Đức Mẹ hài lòng vì chúng ta - con cái của các Ngài tại Xuân Lộc này. Xin các Thánh Tử Đạo cầu bầu cho chúng ta để chúng ta được hiểu rõ : chỉ có tình yêu mới xây đắp, chỉ có tình yêu mới hàn gắn, chỉ có tình yêu mới canh tân cuộc sống của con người nhưng phải là tình yêu phát nguồn từ trái tim của Chúa Giêsu bị đâm thâu trên Cây Thánh Giá.

Xin Chúa, qua lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, các Thánh Tử Đạo Việt Nam ban cho Xuân Lộc nhiều ơn, nhất là ơn sống đời sống chứng tá đức tin và nhất là trở nên Thánh Địa của lòng Thương Xót Chúa như tâm tình của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo. Và cũng tin vào lời xác quyết của Đức Cha Giuse : con cái của Mẹ sau khi tham dự Thánh Lễ trở về nhà sẽ đón nhận được những ơn lành do Mẹ cúi xuống trao ban cho đoàn con khi đoàn con ngước trông lên xin Mẹ.

Người Giồng Trôm

 XuanLoc_TuDao_02.jpg

XuanLoc_TuDao_03.jpg

XuanLoc_TuDao_04.jpg

XuanLoc_TuDao_05.jpg

XuanLoc_TuDao_06.jpg

XuanLoc_TuDao_07.jpg

XuanLoc_TuDao_08.jpg

XuanLoc_TuDao_09.jpg

XuanLoc_TuDao_10.jpg

XuanLoc_TuDao_11.jpg

XuanLoc_TuDao_12.jpg

XuanLoc_TuDao_13.jpg

XuanLoc_TuDao_14.jpg
Nguon: http://conggiao.info

Gần 120 ngàn tín hữu đã về với Ba Giồng dịp Năm Thánh

Là nơi được Hội đồng Giám mục Việt Nam chọn làm điểm hành hương cho toàn giáo tỉnh trong Năm Thánh tôn vinh các thánh tử đạo, Trung tâm Hành hương Ba Giồng (giáo phận Mỹ Tho - giáo tỉnh Sài Gòn) đã có rất nhiều hoạt động thời gian qua. CGvDT có cuộc trao đổi với cha Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang - chánh xứ Ba Giồng, kiêm Giám đốc Trung tâm Hành hương về những chương trình cũng như thành quả gặt hái được dịp này.


CGvDT: Thưa cha, được HĐGMVN chọn làm điểm hành hương cho cả giáo tỉnh, có lẽ địa danh Ba Giồng đã có rất nhiều dấu ấn trong dòng chảy lịch sử của Giáo hội Việt Nam?
- Lm G.B Nguyễn Tấn Sang: Trung tâm Ba Giồng được Đức cố Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc ấn định là nơi hành hương của giáo phận Mỹ Tho năm 2004, nhưng cộng đoàn tín hữu đã có mặt tại đây từ thuở ban đầu của lịch sử Giáo hội Việt Nam, nên có thể nói rằng, hành hương nơi này cũng được coi là về thăm một trong những cái nôi của Giáo hội nước nhà. Đến đây, người ta có thể chiêm ngắm những ngôi mộ cổ của các tín hữu có từ năm 1663, 1664…
Ba Giồng là họ đạo lâu đời nhất của giáo phận Mỹ Tho. Lịch sử Ba Giồng gắn liền với các biến cố bách hại đạo Công giáo ở Tây Đàng Trong. Những người dân thuở xưa sống ở nơi này đã từng chứng kiến cảnh tử đạo của rất nhiều tín hữu (vào các năm 1783, 1836, 1861…). Và trong số 117 vị thánh tử đạo tại Việt Nam, có 2 linh mục từng phụ trách Ba Giồng là cha Philipphê Phan Văn Minh (phục vụ Ba Giồng từ năm 1849 đến 1853) và cha Phêrô Nguyễn Văn Lựu (từ năm 1853 đến 1861). Cha Phillipphê Minh còn là vị đầu tiên trong danh sách những linh mục coi sóc họ đạo Ba Giồng.
Giới thiệu lịch sử Ba Giồng cho khách hành hương

Trong Năm Thánh, có bao nhiêu đoàn cũng như số lượng giáo dân đã đến với Ba Giồng?
- Sáu tháng qua, tính từ ngày khai mạc, số giáo dân và dòng tu từ khắp nơi Bắc, Trung, Nam, Việt kiều, ngoại kiều đến đây để kính viếng ngày càng đông. Cụ thể là cuối tháng 6, có 7.800 khách hành hương của 72 giáo xứ và dòng tu. Tháng 7 có 13.811 khách hành hương của 171 giáo xứ và dòng tu. Tháng 8 có 21.942 khách hành hương của 117 giáo xứ và dòng tu. Tháng 9 có 29.877 khách hành hương của 106 giáo xứ và dòng tu. Tháng 10 có 18.803 khách hành hương của 187 giáo xứ và dòng tu. Và tháng 11 cho đến trước lễ bế mạc có 25.363 khách hành hương của 150 giáo xứ và dòng tu. Tổng cộng tất cả là 117.596 khách hành hương của 803 giáo xứ và dòng tu. Một con số rất khả quan.
Để tiếp đón, Trung tâm đã có những chương trình gì, thưa cha ?
- Năm Thánh mở ra, Ba Giồng giúp mọi người đến đây để tạ ơn Chúa, cầu nguyện và học hỏi đời sống của các thánh tử đạo. Vì thế, khách hành hương khi đến viếng được đón tiếp, phục vụ tận tình. Có chương trình thánh lễ và các việc đạo đức như viếng Chúa, lãnh Bí tích Hòa Giải, đọc kinh và dâng hương, hôn xương thánh, viếng đất thánh, dâng lễ, dùng cơm tại Trung tâm… Ngoài ra, Trung tâm còn phục vụ cho các đoàn lưu lại tĩnh tâm, học hỏi và tập huấn tùy theo chương trình của mỗi đoàn.
Nữ tu dòng MTG Chợ Quán hành hương về Ba Giồng

Qua số lượng đông đảo tín hữu từ mọi nơi tìm về như vậy, cha nhận định như thế nào về lòng đạo của giáo dân ngày nay ?
- Hành hương là hướng về Chúa Kitô, nguồn gốc ơn cứu độ, đi về nơi các vị chứng nhân đã một thời sống và làm chứng cho đức tin bằng lời rao giảng, bằng đời sống thấm nhuần Tin Mừng và lấy cái chết của mình để làm chứng cho Chúa Kitô. Khách hành hương tìm về Ba Giồng để tưởng nhớ các vị tiền bối cha ông, cùng với các ngài chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa, đồng thời cầu nguyện, xin các ngài cầu bầu cùng Chúa ban cho chính bản thân mình cũng trở nên chứng nhân đức tin bằng đời sống hằng ngày.
Tuy chỉ 6 tháng, Ba Giồng có rất nhiều người đến cầu nguyện và nhận được nhiều ơn sủng. Mỗi khi lên đường hành hương, người tín hữu có môi trường và cơ hội nhận ra niềm vui thiêng liêng khi trở về cuộc sống thường ngày. Do đó, tinh thần đạo đức của họ mỗi ngày được dâng cao, lòng yêu mến các thánh tử đạo thêm sâu sắc. Với việc nhiều khách hành hương đã hy sinh thời gian, công việc, tìm về Ba Giồng để lãnh nhận các bí tích và tham dự nghiêm túc các giờ đạo đức, theo tôi là một tín hiệu rất mừng và chúng ta cùng tạ ơn Chúa.
Tín hữu đến đây kính viếng các thánh tử đạo còn có cơ hội tìm hiểu thêm về những địa danh lịch sử
Năm Thánh đã khép lại nhưng “cửa” của Trung tâm Ba Giồng có lẽ vẫn luôn rộng mở?
- Năm Thánh kết thúc cũng là thời điểm để mỗi người lên đường ra đi làm chứng cho Chúa trong môi trường sống của mình. Do đó, Trung tâm Hành hương Ba Giồng vẫn tiếp đón, phục vụ bà con mỗi ngày. Ngoài thánh lễ hằng ngày, hoặc thánh lễ của đoàn khách có linh mục đi cùng thì mỗi thứ Sáu đầu tháng, Trung tâm có chương trình kiệu các thánh tử đạo và làm các việc đạo đức cho khách hành hương. Tất cả hầu giúp mọi người đến đây đều có lòng sốt sắng và yêu mến các thánh nhiều hơn.
Các em sinh viên thiện nguyện đến viếng Trung tâm và hôn thánh thích cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu

Chúng con xin cám ơn cha!

ÐÌNH QUÝ (thực hiện)
Nguồn: CGVDT